CIC là gì ? và chức năng của CIC

CIC là tên viết tắt của Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Đây là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động với chức năng chính như sau

  • Đăng ký tín dụng quốc gia
  • Thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích thông tin tín dụng
  • Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
  • Chấm điểm, xếp hạng tín dụng cá nhân và doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam
  • Cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.

CIC là một kênh thông tin tin cậy, dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước và thông tin được cung cấp bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Hoạt động thông tin tín dụng Việt Nam liên tục phát triển, chỉ số về thông tin tín dụng được duy trì, được Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Quy mô kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia lớn, với sự tham gia của tất cả các Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và nhiều tổ chức khác ngoài hệ thống ngân hàng, được xây dựng trên nền công nghệ tin học hiện đại. Kho dữ liệu được lưu trữ trong 05 năm và thường xuyên bổ sung nhiều thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác trong và ngoài nước.

Báo cáo tín dụng là bản tổng hợp thông tin lịch sử tín dụng của bạn được ngân hàng thông báo và cập nhật trên hệ thống tín dụng của nhà nước. Ở nước ta, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) do Ngân hàng nhà nước quản lý và được liên thông giữa các ngân hàng. Các ngân hàng có nhiệm vụ cung cấp cho CIC thông tin về tổ chức vay, cá nhân vay, số tiền vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Hệ thống CIC sẽ xử lý những thông tin này thành cơ sở dữ liệu thống nhất nhằm phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân và doanh nghiệp.

Trên hệ thống CIC, bạn sẽ được xếp vào một trong năm nhóm sau:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn
    • Là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
    • Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý
    • Là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn
    • Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ
    • Là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn
    • Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Khi một ngân hàng cần xem xét mức độ tín nhiệm của bạn trước khi thông qua các khoản vay, thường là vay tín chấp, họ sẽ truy xuất vào hệ thống thông tin của Trung tâm Thông tin Tín dụng này để kiểm tra trước khi quyết định có cho bạn vay hay không, và nếu có thì với hạn mức là bao nhiêu.

Mọi thông tin hỗ trợ tư vấn dịch vụ, vui lòng truy cập website: https://rutdao247.com/ hoặc gọi đến hotline: 08.5959.0505

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *